CỦ GAI có thật sự có ích
828 views

Cây gai và củ gai

Củ gai là phần rễ của cây gai tươi. Cây gai có tên khoa học là Boehmeria nivea Gaud. Ngoài ra, cây gai còn có tên gọi khác là cây trữ ma.Cây gai thường sống lâu năm, cao từ 1,5 – 2m. Lá lớn, mọc so le hình tim, mép có răng cưa, có nhiều lông tơ. Trước đây, cây gai thường dùng để lấy sợi, lá để làm bánh gai. Sau này, rễ cây gai được sử dụng nhiều làm thuốc chữa bệnh với tác dụng thanh nhiệt, tán ứ, lợi tiểu và đặc biệt là an thai.
>> lưu ý nhac danh cho ba bau cần quan tâm
Củ gai có hình dạng hơi giống của khoai lang hay củ sắn nhưng nhỏ hơn, thon dài. Củ có màu nâu, đướng kính 2-4 cm, dài 10-40 cm. Người ta thường đào rễ củ gai về rửa sạch đất, cắt thái miếng có thể dùng tươi hoặc phơi khô, sấy khô đều được.

Công dụng của củ gai

Củ gai có tính ngọt, hàn, không độc. Trong củ gai có chứa chất axit clorogenic là một loại tani, do sự kết hợp của axit cafeitanic và axit quinic, có tác dụng như chất chống oxy hóa và chống viêm. Nhiều tài liệu đã chứng minh rằng, axit clorogenic ít độc, làm mạnh tác dụng của adrenlin (có tác dụng kích thích sự vận chuyển máu về tim). Vì thế, củ gai tươi có tác dụng tả nhiệt, tán ứ, thông tiểu tiện (đái dắt) và thường được dùng làm một loại thuốc chữa được nhiềm bệnh.
-Củ gai giúp an thai: Đây là công dụng được nhắc đến nhiều nhất của củ gai trong dân gian. Rất nhiều bà mẹ bị động thai, dọa sảy thai đã giữ được con nhờ củ gai. Khi mẹ bầu mang thai bị ra huyết đỏ hoặc nâu, đái đục, đái ra máu, thậm chí bong nhau thai nếu sử dụng củ gai sớm sẽ cho hiệu quả cực kì tốt.
-Củ gai giúp lợi tiểu, chữa đái dắt do nhiệt: Nếu người bệnh có dấu hiệu đi tiểu dắt, đái buốt, nước tiểu đục, hay đi tiểu ra máu thì dùng củ gai có thể chữa được. Với cách làm rất dễ, ta lấy rễ củ gai 30g, sắc uống ngày 1 lần. Dùng 3-5 ngày là có tác dụng.
-Củ gai chữa lòi rom, co búi trĩ: củ gai tươi khi được sắc nước uống hàng ngày sẽ có tác dụng làm hạn chế sự phát triển của búi trĩ.
>> hướng dẫn cách nấu thịt đông cực ngon
-Củ gai làm mụn nhọt, giảm sưng và chóng mưng mủ: Lấy rễ gai và rễ cây vông vang, 2 thứ lượng bằng nhau, rửa sạch, giã nát đắp vào chỗ mụn nhọt ngày 1 lần. Làm 3 lần là vết thương khỏi.
Đặc biệt, củ gai tươi có thể dùng kết hợp với thuốc tây mà không gây tác dụng phụ.Ta có thể dùng củ gai đến khi khỏi hẳn thì thôi và nên uống càng sớm càng tốt
Củ gai – Tác dụng an thai thần kỳ với mẹ bầu
Củ gai  có tác dụng an thai thần kỳ với mẹ bầu (Ảnh minh họa).

 Cách sử dụng củ gai trong dưỡng huyết, an thai

Củ gai được biết đến làm thuốc an thai khi đang có thai ra huyết va đau bụng hoặc làm thuốc chữa sa dạ con.
Củ gai dùng đến đâu rửa đến đó, không nên rửa tất cả để giữ được độ tươi của củ gai. Phần còn lại chưa dùng đến thì gói kín trong túi nilon hoặc giấy báo và cất dưới ngăn mát tủ lạnh. Cạo nhẹ phần vỏ đen bên ngoài củ gai hoặc nhanh nhất có thể dùng búi sắt cọ xoong nồi để chà bên ngoài vỏ, không nên gọt hay tước phần vỏ bỏ đi vì phần vỏ rất bổ. Dùng được cả phần củ và rễ.
– Đối với trường hợp động thai, tụ dịch sau màng nuôi, ra huyết nâu, rau bị bong rau nên dùng củ gai tối thiểu trong một tuần để cầm máu và cho thai ổn định: 3 ngày đầu mỗi ngày dùng 150-200g củ gai rửa sạch thái lát mỏng đun với 1 lít nước trong khoảng 30-40 phút, đun khoảng 2-3 lần/ 1 ngày. 4 ngày sau mỗi ngày dùng 100g và nấu như trên thay nước uống. Phần củ sau khi đun 2-3 lần nên ăn hết, không nên bỏ đi.
>> xem cách đặt ten dep theo phong thủy cho bé
– Đối với trường hợp dùng củ gai để an thai: Dùng 150-200g củ gai tươi đã rửa sạch, cắt lát mỏng hầm với gà, bồ câu, móng giò, chân dê, dạ dày, tim lợn để dùng 2-3 lần/ tuần đến khi sinh mà không sợ sót rau. Cách làm này thì giúp các bà bầu dễ ăn hơn.
– Đối với trường hợp ra máu đỏ sẫm: Vẫn sắc củ gai để uống và thêm vài ngọn ngải cứu hoặc tía tô khi đun.
– Ngoài ra, có thể đun củ gai lấy nước uống hoặc nướng, luộc đều ăn được. Đối với nước củ gai có thể thêm một vài thanh mía, cỏ ngọt, cam thảo hoặc đường phèn cho dễ uống hơn. Nếu cất trữ nước củ gai đã đun trong tủ lạnh thì nên làm ấm lại trước khi uống.