Lưu ý về dinh dưỡng khi mang thai
1035 views

Khi đang mang thai, chắc chắn các bà bầu sẽ có quá nhiều thông tin khiến bà bầu bị nhiễu và có khi họ không nhớ nổi mình cần ăn gì và không ăn gì. Vì vậy những lưu ý quan trọng về dinh dưỡng khi mang thai sẽ giúp bạn biết cần kiêng những gì và cần bổ sung những gì.

Dinh dưỡng mang thai

Cung cấp đủ lượng acid folic là một lưu ý quan trọng về dinh dưỡng khi mang thai.

1. Cung cấp đầy đủ Acid Folic cho cơ thể

Trong tình trạng bình thường, cơ thể chúng ta cần khoảng 400mg acid folic mỗi ngày. Đến giai đoạn thai kỳ, việc cung cấp đủ lượng acid folic cần thiết sẽ giúp làm giảm các khuyết tật ống thần kinh của thai nhi từ 50% – 70%. Vì vậy một lưu ý quan trọng về dinh dưỡng khi có dau hieu co thai là bạn nên tăng lượng acid folic cho cơ thể trong khoảng thời gian 3 tháng đầu của thai kỳ khoảng 600mg mỗi ngày bằng cách uống viên thực phẩm chức năng hoặc ít nhất cần tăng cường các loại thức ăn giàu acid folic như các loại đậu hạt, các loại rau có lá xanh thẫm, gan và trái cây họ cam, chanh.

2. Ăn nhiều cá

DHA có tác dụng lớn đối với sự phát triển não bộ của bé, giúp bé sinh ra có thị lực tốt hơn, bộ nhớ và khả năng ngôn ngữ phát triển hơn. Để tăng cường sức khỏe của mẹ và đảm bảo em bé trong bụng được khỏe mạnh cần cung cấp đủ lượng DHA cần thiết có lẽ là một trong những điều lưu ý quan trọng về dinh dưỡng khi mang thai. Bà bầu cần ăn ít nhất khoảng 300g cá mỗi tuần hoặc có thể uống bổ sung viên dầu cá thay thế nếu không thích cá.

3. Tránh các chất có cồn và cafêin

Một lưu ý quan trọng về dinh dưỡng là tránh xa các chất có cồn và cafêin

Các vấn đề về rối loạn hành vi, rối loạn khả năng tập trung, hiếu động thái quá ở trẻ em có thể là kết quả của việc khi mang thai người mẹ đã sử dụng các chất có cồn như rượu, bia, cocktail… Ngoài ra, các thức uống có chứa cafêin cũng làm bà bầu có nguy cơ sẩy thai. Vì vậy bạn cần nhớ một lưu ý quan trọng về dinh dưỡng khi mang thai nữa là tuyệt đối tránh các chất này nếu muốn sinh ra một em bé hoàn toàn khỏe mạnh. Có thể bạn thích học cách trang điểm tự nhiên đơn giản.

4. Không để cơ thể thiếu sắt

Trong giai đoạn thai kỳ, cơ thể bà bầu cần gấp đôi lượng sắt so với người bình thường để hỗ trợ tăng 50% về lưu lượng máu và thúc đẩy lưu trữ sắt ở thai nhi. Để giúp việc chuyển hóa sắt trong cơ thể tốt hơn, hãy kết hợp các thực phẩm giàu chất sắt (thịt bò, lòng đỏ trứng, gan…) với các loại thực phẩm giàu Vitamin C như trái cây họ cam chanh chẳng hạn cũng là một lưu ý quan trọng về dinh dưỡng khi mang thai.

5. Ngăn chặn vi khuẩn

Nếu bị nhiễm các loại vi khuẩn Salmonella, Listeria và E.Coli có thể gây sẩy thai hoặc sinh non. Để bảo vệ em bé của bạn khỏi các vi khuẩn này, bạn cần tuyệt đối tránh không sử dụng các loại sữa chưa được tiệt trùng cũng như thịt, cá, trứng sống hoặc tái. Luôn giữ tủ lạnh ở mức dưới 5 độ C và không dùng đồ ăn thừa đã để ngoài không khí quá 3 tiếng.

6. Bổ sung Canxi

Từ tháng thứ 4 của thai kỳ trở đi, bạn cần tối thiểu 1,000mg canxi mỗi ngày để giúp em bé phát triển răng và xương. Nếu không có đủ lượng canxi cần thiết, thai nhi sẽ phải dùng đến lượng canxi lấy từ chính xương của bạn – làm tăng nguy cơ bạn bị loãng xương sau này.