Những thắc mắc thường gặp của bà mẹ sau sinh
952 views

Quá trình mang thai luôn đầy ắp những điều mới lạ, bất thường và đôi khi còn nhiều nỗi xấu hổ và sợ hãi mà mẹ bầu không dám hỏi bác sĩ. (Tổng hợp trên bao phu nu)

Sau khi sinh các mẹ trẻ cũng gặp một số vấn đề phổ biến nhưng vì tính chất riêng tư, tế nhị mà nhiều chị em không tiện kể cho bác sĩ nghe. Dưới đây là những thắc mắc tế nhị mà các mẹ mới sinh thường gặp.

bà bầu thường thắc mắc

1. Vì sao lượng sản dịch thoát ra từ âm đạo thay đổi dần trong ngày?

Đa phần các sản phụ đều nhận ra sản dịch thoát ra từ ngã âm đạo có xu hướng thay đổi trong cả ngày. Chúng thường ồ ạt thoát ra khi bạn đứng dậy sau khi đang nằm trên giường. Bạn sẽ có thể thư thả đôi chút về đêm khi ngã lưng xuống giường nhưng sản dịch vẫn có thể chợt túa rangay khi bạn rời khỏi giường vào sáng hôm sau. Khi bạn cho con bú, bạn sẽ thực sự cảm nhận lượng sản dịch thoát ra ngoài ngày một nhiều thậm chí bạn còn phát hiện sản dịch xuất hiện dưới dạng những cục máu đông không lớn. Nếu bạn lo lắng và không biết xử trí thế nào về lượng sản dịch thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

2. Vì sao lượng máu kinh ít đi sau khi sinh mổ?

Một điều khá thú vị là, lượng sản dịch thoát ra từ âm đạo sinh mổ giống và bằng với lượng sản dịch sinh ngã âm đạo (sinh thường). Những sản dịch này chính là lớp niêm mạc tử cung bong tróc ra và chúng xuất hiện thường trực không thay đổi dù bạn sinh mổ hay sinh thường.

3. Có thể dùng băng vệ sinh tampon sau khi sinh?

Theo lời khuyến cáo từ bác sĩ thì sản phụ không nên dùng băng vệ sinh loại nhét (tampon) trong vài tuần đầu sau khi sinh. Nguyên nhân là do lúc này tử cung hoặc cổ tử cung đang hé mở thêm vào đó là vết khâu vẫn chưa lành lặn rất dễ bị tổn thương dẫn đến nhiễm trùng. Việc sử dụng băng vệ sinh loại đặc biệt này vào thời điểm này sẽ gia tăng thêm nguy cơ bị thương tổn và viêm nhiễm.

Vì vậy, việc sử dụng băng vệ sinh dành cho phụ nữ sau khi sinh là chọn sáng suốt nhất. Chúng được thiết kế đặc biệt sử dụng trong thời điểm này nhằm mang lại sự bảo vệ tốt nhất cho bạn.

thắc mắc sau sinh

4. Sản dịch kéo dài bao lâu sau khi sinh?

Dù sinh thường hay sinh mổ, bạn vẫn sẽ có một lưu lượng máu thoát ra từ ngã âm đạo, do phần niêm mạc không cần thiết ở tử cung bị bong ra. Sản dịch ban đầu có màu đỏ tươi sau dần chuyển sang màu hồng/nâu và đến ngày thứ mười thì chúng có màu vàng trắng, lượng sản dịch sẽ ít dần và hết hẳn trong khoảng ba bốn tuần tiếp theo.

Khi phát hiện sản dịch có mùi hôi (sản dịch bình thường là sản dịch có mùi tương tự với chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng) hoặc phát hiện sản dịch thường xuyên xuất hiện dưới dạng cục máu đông hay trong trường hợp bạn đang lo lắng không biết nên làm gì với tình trạng mất máu của mình thì việc cần làm lúc này chính là thông báo ngay với bác sĩ.

5. Khi nào có thể quan hệ tình dục trở lại?

Hầu hết các cặp vợ chồng đều bắt đầu quan he tinh duc trở lại trong khoảng thời gian ba tháng sau khi sinh, phần lớn ham muốn đến từ cả hai phía nhưng đặc biệt nghiêng về phía sản phụ.

Nếu bạn cảm thấy đau trong lúc giao hợp thì có lẽ do vết cắt tầng sinh môn chưa hoàn toàn bình phục, điều này cũng chính là rào cản khiến bạn cảm thấy không thoải mái trong chuyện chăn gối. Bạn nên bàn với bác sĩ về những vấn đề mà mình đang gặp phải.

6. Chu kỳ kinh nguyệt thay đổi ra sao sau khi sinh?

Khi chu kỳ kinh nguyệt trở lại ở tuần thứ sáu sau khi sinh, phụ nữ thường không gặp phải bất kỳ trở ngại nào với chu kỳ của mình khi cơ thể trở lại trạng thái trước khi mang thai. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy mình đang gặp phải vài vấn đề với kỳ nguyệt của mình chẳng hạn lượng máu kinh quá nhiều hoặc những cơn co thắt tử cung gia tăng thì bạn nên thảo luận việc này với bác sĩ.

7. Làm sao tránh chứng táo bón sau khi sinh?

Ruột thường ngưng chuyển động trong vài ngày sau khi sinh, nhiều sản phụ nhận thấy chứng táo bón là một trong những vấn đề nhức nhối trong những ngày đầu này. Điều này có thể do một số yếu tố chẳng hạn như sợ hãi khi phải đi vệ sinh do những vết khâu cắt tầng sinh môn. Để tránh tình trạng táo bón xảy ra, bạn cần phải có một chế ăn uống với nhiều chất xơ, uống nhiều nước và tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên như đi tản bộ. Nếu bạn đang bị đau ở đáy chậu (vùng giữa âm đạo và hậu môn) thì tốt nhất bạn cần uống thuốc giảm đau paracetamol theo lời khuyên của bác sĩ trước khi bạn đi vệ sinh. Bạn có thể sẽ cảm thấy thoải mái hơn nếu đặt dưới sàn chậu một tấm lót vệ sinh khi bạn sắp sửa đại tiện. Nếu tình trạng táo bón vẫn tiếp tục diễn ra, bạn nên báo ngay với bác sĩ.

Xem thêm các vấn đề liên quan đến suc khoe sinh san tại đây