Thai nhi 30 tuần tuổi phát triển như thế nào
981 views

Cũng như người lớn, ngay từ trong bụng mẹ thai nhi 30 tuan tuoi  đã có những giấc mơ, thậm chí còn mơ nhiều hơn khi ra đời.
Thai nhi 30 tuần tuổi có chiều dài từ đầu đến gót chân khoảng 36 – 38 cm (từ đầu đến mông 25 – 27 cm) và nặng khoảng 1,33 – 1,35 kg.

Thời gian này, đầu của bé ngày càng lớn hơn, sự phát triển của não bộ rất nhanh vào thời điểm này. Gần như tất cả thai nhi đều phản ứng với âm thanh ở tuần thứ 30 này. Não bộ của bé đang “lớn” rất nhanh và kích thước vòng đầu lúc này cũng tăng trưởng không ngừng để đáp ứng theo.

Để chuẩn bị cho quá trình hô hấp sau này, bé sẽ bắt chước các động tác thở bằng cách liên tục chuyển động cơ hoành của mình. Các chuyển động này rất nhịp nhàng nhưng đôi khi bé bị nấc cụt vì hít phải nước ối.

Nếu là một bé trai, tinh hoàn lúc này đã di chuyển từ gần thận về tới háng. Nếu là một bé gái, âm vật đã “chồi” lên bởi vì 2 môi âm vật chưa đủ lớn để bao phủ. Quá trình này sẽ được hoàn tất một vài tuần trước khi sinh.

Cũng ở những tuần thai này, lông tơ của bé đang dần biến mất. Khi cơ thể bé dần hoàn thiện, các lớp chất béo tích tụ dần dưới da khiến thân nhiệt cơ thể tăng lên và không cần đến sự giữ ấm của lông bao bọc nữa. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thấy được những chiếc lông này ở lưng va fvai còn sót lại sau khi bé chào đời.

Cơ thể mẹ bầu thay đổi như thế nào khi bước vào tuần 30

Mẹ đang mang thai tuần thứ 30 và chỉ còn 10 tuần nữa để kết thúc cuộc hành trình. Vào những tháng cuối này, mẹ bầu sẽ trở lên nặng nề hơn và mệt mỏi nữa. Những triệu chứng chị em dễ gặp nhất là đi tiểu thường xuyên do áp lực của em bé lên bàng quang, bộ ngực mềm hơn, mệt mỏi và ợ nóng.

Những tuần thai này, mẹ thường cảm thấy muốn “phun lửa” ra bất cứ lúc nào bởi triệu chứng ợ nóng, khó tiêu. Đây là một trong những bệnh phổ biến nhất khi mang thai và gây nhiều phiền toán cho mẹ bầu. Nguyên nhân là do sự thay đổi hormone trong cơ thể đồng thời do sự chèn ép của bào thai lên thực quản.

Để ngăn ngừa triệu chứng này, mẹ bầu nên ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, tránh đồ ăn cay, béo và đương nhiên cần bổ sung đủ canxi. Ngoài ra, người mẹ cần rất nhiều protein, vitamin C, axit folic, sắt, và canxi (khoảng 200mg cho sự phát triển khung xương của thai nhi) vì vậy cần ăn nhiều các thực phẩm giàu các dưỡng chất này. Khung xương này sẽ ngày càng trở nên “cứng cáp” hơn; não bộ, các múi cơ và phổi tiếp tục hoàn thiện. Vì thế người mẹ cần chú ý đảm bảo các khoáng chất và vitamin để thai nhi phát triển tối ưu.

Nếu mẹ chưa từng tập luyện gì trong suốt các tháng trước đó thì đây là thời điểm tốt để bạn tập luyện các bài tập thư giãn, làm mềm cơ, hỗ trợ cho quá trình chuyển dạ sắp tới. Tại sao bạn không thử tham dự lớp yoga đặc biệt dành cho bà bầu? Nó không chỉ giúp bạn luyện thở mà còn giúp làm mềm các cơ, hỗ trợ rất tốt cho quá trình chuyển dạ. Ngoài ra, nó giúp bạn tránh bị căng cơ, chuột rút trong 3 tháng cuối thai kỳ.

Mẹo hay cho mẹ khi mang thai tuần 30

Từ nay đến khi bé chào đời cũng không còn quá nhiều thời gian, vì vậy người mẹ nên bắt đầu chuẩn bị đồ đạc cho con. Nếu có thời gian, hãy chăm chỉ tập luyện thể thao mỗi ngày và học hỏi cách chăm trẻ sơ sinh.

Ngoài ra, mẹ cũng nên tận dụng nốt những ngày còn son trước khi bước vào thời gian chăm con mọn đầy vất vả.

Triệu chứng khi mang thai 30 tuần

– Những triệu chứng phổ biến khi mẹ mang thai 30 tuần là:

– Những cú chuyển động của thai nhi đã vô cùng rõ rệt và nhiều khi còn khiến mẹ bầu đau điếng.

– Triệu chứng đầy hơi, khó tiêu

– Táo bón

– Rạn da

– Bàn chân và mắt cá chân sưng lên

– Mệt mỏi

Xem thêm về thai nhi 35 tuan